Mytour blog
Tags:
du lịch Huếcảnh đẹp Thừa Thiên Huếkhám phá thừa thiên huế Quốc Học Huế
06/04/20235.9760

Theo chân Bác Hồ về thăm lại trường Quốc học Huế ngày ấy - bây giờ năm 2024

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam lúc sinh thời đã sống, học tập và làm việc tại nhiều nơi trên đất nước ta, và những nơi này ngày hôm nay đã trở thành những di tích, những biểu tượng đẹp trong lòng những người con đất Việt. Cho dù bao năm đã đi qua nhưng những địa danh gắn liền với Bác vẫn thôi thúc những trái tim một lòng hướng về Người. Và bây giờ, hãy cùng theo chân Bác về thăm lại địa danh ngày ấy - Trường Quốc học Huế.

 

Trường Quốc học Huế tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế và nằm cạnh con sông Hương thơ mộng. Đây là ngôi trường mà Bác Hồ của chúng ta từng theo học từ năm 1908 - 1909 sau khi theo cha ra Huế lần thứ hai.

 

1. TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ - NƠI GIEO MẦM CÁCH MẠNG NGÀY ẤY

 

Trường Quốc học Huế lúc đầu được xây lên nhằm phục vụ cho thực dân phong kiến, học sinh theo học thuộc các thành phần quý tộc quan lại, con cháu hoàng gia hay những học sinh học giỏi. Và tại ngôi trường này, Bác đã có những ngày học tập miệt mài và tiếp thu nhiều kiến thức tiến bộ của phương Tây.

 

 trường Quốc học Huế

Cổng trường Quốc học Huế khi xưa - Ảnh: sưu tầm

 

Những năm Bác theo học trường chỉ là hai dãy nhà lợp tranh, tường gạch, cột gỗ nhìn ra sông Hương. Cổng trường gồm 2 tầng, tầng trên có gác chuông. Đến năm 1915, trường được phá bỏ và xây lại theo kiến trúc Tây Âu. Năm tháng phôi phai, trường cũ đã không còn nhưng giờ đây trên mảnh đất xưa vẫn là một ngôi trường khá khang trang mang kiến trúc kiểu Pháp.

 

 trường Quốc học Huế

Cổng trường Quốc học Huế những năm đầu thành lập - Ảnh: Sưu tầm

 

Lúc Bác theo học, trường Quốc học Huế chủ yếu dạy Pháp văn, giáo viên phần lớn là người Pháp bởi mục đích thành lập trường là để phục vụ cho thực dân phong kiến. Đối với lứa tuổi đang ăn học như Bác Hồ lúc bấy giờ, các vấn đề về chính trị vẫn còn khá mơ hồ. Thế nhưng, với một lý trí tinh tế và một trái tim nhạy cảm, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành ngày ấy đã dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa cuộc sống xa hoa của bọn cầm quyền và nỗi thống khổ cùng cực của nhân dân.

 

Những bất công xã hội và những điều mắt thấy tai nghe đã hằng sâu trong trái tim yêu nước của Bác khiến Bác phải suy nghĩ day dứt đi đâu và làm gì để cứu lấy đất nước? Cũng chính tại thời điểm này, tư tưởng giải phóng dân tộc ngày càng quyết tâm hơn trong Bác. Sự quyết tâm đó được thể hiện khi Bác tham gia vào cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa Thiên với vai trò thông ngôn của dân, nói lên tiếng nói của dân. Sau sự kiện này Bác đã rời khỏi trường Quốc học Huế đi dần vào Nam để thực hiện lý tưởng của mình.

 

 trường Quốc học Huế

Cổng trường cổ kính mà đầy sức sống hôm nay - Ảnh: res

 

Trường Quốc học Huế là một trong những ngôi trường trung học lâu đời nhất của nước ta (1896), nơi đây đã từng là nơi học tập của nhiều bậc anh tài lỗi lạc. Ngoài Hồ Chủ tịch còn có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Hà Huy Tập, Tôn Thất Tùng… Rất nhiều người nổi tiếng đã từng học tập ở đây.

 

 trường Quốc học Huế

Khuôn viên rộng lớn của trường Quốc học Huế - Ảnh: P.H.Nguyen

 

2. TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ - NƠI ƯỚC MƠ BAY CAO HÔM NAY

 

Ngày nay, khi đến thăm trường Quốc học Huế du khách sẽ không khỏi hút hồn với lối kiến trúc lạ mắt mang nét Tây Âu. Toàn bộ các bức tường của trường đều được sơn với màu đỏ nổi bật mà học sinh trong trường gọi thân thương rằng đó là “màu ước mơ”. Trường gồm có các khu như giảng đường, kí túc xá, phòng truyền thống, sân thể dục, bể bơi, sân bóng rổ…

 

 trường Quốc học Huế

Nhà thể dục thể thao của trường - Ảnh: hues

 

 trường Quốc học Huế

Khu hồ bơi của trường Quốc học Huế - Ảnh: hues

 

 trường Quốc học Huế

Màu đỏ là màu đặc trưng của ngôi trường - Ảnh: Wakako Iguchi

 

Bước chân vào trường, có thể thấy ngay bức tượng cậu học trò Nguyễn Tất Thành đặt trang trọng giữa sân như muốn nhắc nhở các thế hệ học sinh tại trường Quốc học Huế hãy cố gắng phấn đấu vì lý tưởng của đời mình như Bác Hồ đã từng làm được.

 

 trường Quốc học Huế

Tượng cậu học trò Nguyễn Tất Thành đặt trang trọng giữa sân trường - Ảnh: sưu tầm

 

 trường Quốc học Huế

Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Trường Quốc học Huế - Ảnh: sưu tầm

 

Các dãy nhà của  trường được kết nối với nhau bởi các mái che để che nắng, che mưa cho bao lớp học trò ở đây. Lối kiến trúc Pháp pha nét phương Đông đã khiến cho ngôi trường trở nên độc nhất vô nhị không giống những ngôi trường nào khác ở Việt Nam.

 

 trường Quốc học Huế

Các dãy trường nối nhau bằng mái che - Ảnh: hues

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

 

Trong sân trường là các cây xanh rợp che bóng mát, những cây hoa tới mùa nở rộ, đặc biệt còn có những cây cổ thụ già tuổi đời trăm năm vẫn đứng lặng lẽ ở đó, ngắm nhìn bao lớp người đến rồi đi.

 

 trường Quốc học Huế

Không gian sân trường thoáng đãng - Ảnh: sưu tầm

 

Dưới các tán cây là những hàng ghế gỗ, ghế đá để cho học sinh sau những giờ học căng thẳng có thể ngồi đây thư giãn, tán gẫu cùng bạn bè hay đơn giản chỉ là ngồi đó hít thở không khí trong lành cổ kính của ngôi trường thân thương.

 

 trường Quốc học Huế

Sân trường rợp bóng cây xanh - Ảnh: sưu tầm

 

Ngôi trường mang bản sắc riêng của xứ Huế, thơ mộng và cổ kính. Mỗi mùa là mỗi màu sắc riêng, mỗi hương vị riêng. Nếu mùa xuân ngập tràn hồng sắc đầy sức sống của điệp anh đào thì hạ về đỏ rực với cành phượng vĩ báo hiệu mùa chia ly đã đến, thu tới dịu dàng trong màu trắng tinh khôi của tà áo dài và sắc xanh của từng tán lá rung rinh trong gió đông se lạnh.

 

 trường Quốc học Huế

Tia nắng thấp thoáng qua từng kẽ lá - Ảnh: sưu tầm

 

 trường Quốc học Huế

Những cành hoa vươn mình vào ô cửa sổ lớp học - Ảnh: sưu tầm

 

 trường Quốc học Huế

Cỏ xanh miên man làm mát tâm hồn - Ảnh: sưu tầm

 

Đặc biệt, nếu đến trường Quốc học Huế vào tháng 2, tháng 3 sẽ có dịp ngắm dung nhan thanh xuân của trường trong sắc hồng rực của hoa đỗ mai mà học trò ở đây còn gọi với cái tên khác đó là hoa “điệp anh đào”. Đây là loài hoa đặc trưng của trường Quốc học Huế, là tâm hồn thơ mộng của cô cậu học trò nơi đây.

 

 trường Quốc học Huế

Sắc hồng tươi thắm của hoa đỗ mai - Ảnh: sưu tầm

 

Mỗi độ mùa hoa nở, cả trường bừng sáng, rực rỡ và quyến rũ một cách lạ thường. Từng cây hoa trút bỏ hết bộ áo xanh của lá cây thay vào đó là bộ áo mới hồng tím mơn mởn của những cánh hoa. Những cành điệp anh đào khẳng khiu vươn mình trong nắng xuân, chen vào những ô cửa sổ, khẽ nheo mắt mỉm cười tinh nghịch với anh học trò, cười nhẹ với cô nữ sinh duyên dáng như mời gọi…  

 

 trường Quốc học Huế

Tháng 2, mùa hoa “điệp anh đào” nở rộ - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Còn gì thú vị hơn khi bước chân trên sân trường trong gió xuân miên man, đắm mình trong những nụ hồng của hoa anh đào, bước nhẹ qua từng cánh hoa rơi dưới sân trường rồi vươn tay bắt lấy cánh hoa chao nghiêng rơi xuống từ trên cao. Hay lãng mạn hơn khi đứng trên dãy hành lang trường nắm nhìn hoa rơi trong làn mưa bụi, những hạt nước li ti đọng lại trên mỗi cánh hoa càng tôn thêm nét hư ảo, lắng đọng và bâng khuâng…

 

 trường Quốc học Huế

Những cánh hoa rơi lả tả dưới sân thềm - Ảnh: sưu tầm

 

 trường Quốc học Huế

Những cành phượng đong đưa trong nắng hạ - Ảnh: sưu tầm

 

 trường Quốc học Huế

Hoa cỏ mùa xuân bừng sức sống - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Thừa Thiên Huế giá rẻ

 

Ngôi trường mang tên Quốc học Huế mà cậu học trò Nguyễn Tất Thành ngày xưa theo học vẫn là niềm mơ ước và tự hào của nhiều học sinh xứ cố đô. Nếu có dịp đến xứ Huế, hãy ghé thăm trường để thả hồn mình trong không gian mơ mộng ấy, để tận hưởng nét thi vị mà trầm lắng, thanh xuân nhưng cổ kính của đất Huế dịu dàng mộng mơ ấy.

 

Nguyễn Minh Hoàng - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Bác Hồ đã thăm trường Quốc học Huế vào thời điểm nào?

- Bác Hồ đã thăm trường Quốc học Huế vào ngày 28/4/1946.

Trường Quốc học Huế có ý nghĩa gì đối với Bác Hồ?

- Trường Quốc học Huế là nơi Bác Hồ đã học tập và tìm thấy đam mê với việc giúp đỡ đồng bào. Việc trở lại trường Quốc học Huế đối với Bác Hồ là một kỷ niệm đáng nhớ và ý nghĩa.

Trường Quốc học Huế ngày nay có gì khác biệt so với ngày Bác Hồ thăm trường?

- Trường Quốc học Huế ngày nay đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển. Các cơ sở vật chất, giáo viên và chương trình giảng dạy đã được nâng cấp và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Thừa Thiên Huế và Miền Trung có những địa điểm du lịch nào đáng để tham quan?

- Thừa Thiên Huế và Miền Trung có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, Bà Nà Hills, Sơn Trà, Núi Lăng Cô, Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, v.v.

Lịch trình tham quan Thừa Thiên Huế và Miền Trung nên được lên kế hoạch như thế nào?

- Lịch trình tham quan Thừa Thiên Huế và Miền Trung nên được lên kế hoạch trước để đảm bảo thời gian và chi phí hợp lý. Nên tìm hiểu trước về các địa điểm du lịch, đặt phòng khách sạn và đặt vé máy bay trước khi đi để tránh những bất tiện không đáng có.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /236