Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộilàng quê Việt Nam khám phá hà nộidu lịch tiên lữ
06/04/20234.8270

Thủ Sỹ - nơi tạo thành những chiếc đó đơn sơ truyền thống năm 2024

Với khoảng cách 60 km từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể tìm về làng nghề truyền thống của vùng đất Tiên Lữ để khám phá bức tranh thôn quê thanh bình với hoạt động đan đó, đan rọ lâu đời qua bao năm tháng. Trong chuyến du lịch Hưng Yên mùa hè này, vùng đất Tiên Lữ hứa hẹn là điểm đến lý tưởng dành cho du khách tìm về không gian yên ả, cuộc sống mộc mạc và học hỏi, trải nghiệm nghề đan truyền thống của đất Việt.

 

Trong chuyến du lịch Hưng Yên, du khách tìm về những làng nghề của huyện Tiên Lữ hẳn sẽ đắm say trước khung cảnh bình yên và thích thú với cuộc sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người dân thôn quê mảnh đất này.

 

Con đường làng đưa những chiếc đó ra đô thị lớn

Con đường làng đưa những chiếc đó ra đô thị lớn - Ảnh: ngh

 

Du khách có dịp dạo quanh huyện Tiên Lữ, đi về các thôn xã, xóm làng sẽ được khám phá cuộc sống mới đối lập với nhịp sống đô thị hiện đại, trẻ trung và đông đúc, sầm uất. Con đường làng đưa lối dẫn du khách đi qua từng ngôi nhà nhỏ không phải lúc nào cũng là con đường nhựa trải phẳng lì mà có những đoạn đường đất gập ghềnh.

 

Con đường dẫn đến xã Thủ Sỹ rực rỡ mùa hoa cải trong ngày đầu xuân

Con đường dẫn đến xã Thủ Sỹ rực rỡ mùa hoa cải trong ngày đầu xuân - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Hành trình du lịch Hưng Yên mùa hè này, du khách có thể từ trung tâm thủ đô Hà Nội đi qua đường quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200 để đến xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ và sau đó theo đường 61 từ chợ Ba Hàng để tìm về làng nghề truyền thống ở thôn Tất Viên và thôn Nội Lăng.

 

Chiếc xe đầy ắp những chiếc đó

Chiếc xe đầy ắp những chiếc đó - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Xã Thủ Sỹ - nơi những chiếc đó, chiếc rọ ra đời

Xã Thủ Sỹ - nơi những chiếc đó, chiếc rọ ra đời - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Huyện Tiên Lữ có khoảng 4 làng nghề, trong đó những làng nghề này chủ yếu đan rọ và đan đó. Thôn Tất Viên và thôn Nội Lăng là 2 thôn gắn bó với nghề truyền trống này từ lâu đời và nổi tiếng nhất xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ. Người dân địa phương thôn Tất Viên và thôn Nội Lăng - từ trẻ nhỏ đến người già, dù đàn ông hay phụ nữ - ai ai cũng biết đan những sản phẩm thủ công này.

 

Những thanh nứa được phơi khô trước khi đan thành chiếc đó

Những thanh nứa được phơi khô trước khi đan thành chiếc đó - Ảnh: NTO

 

Người bà cần mẫn theo nghề đan rọ, đan đó cả cuộc đời

Người bà cần mẫn theo nghề đan rọ, đan đó cả cuộc đời - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Tiên Lữ - Hưng Yên

 

Vẻ đẹp của người bà đan đó trong làng nghề truyền thống

Vẻ đẹp của người bà đan đó trong làng nghề truyền thống - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Những ngày đầu hè, người dân không còn bận rộn với công việc đồng áng nên đâu đâu cũng thấy những con người thoăn thoắt đan rọ, đan đó. Trước sân nhà hay dưới những tán lá nhãn, du khách sẽ được ngắm nhìn những con người tụ họp tập trung đan đó, chút chút lại rộ lên tiếng cười đùa vui giữa không gian yên ả, thanh bình biết nhường nào.

 

Mọi người cùng nhau đan đó trước sân nhà

Mọi người cùng nhau đan đó trước sân nhà - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Đối với người dân thôn làng này, nghề đan đó dễ lắm bởi chỉ cần có nguyên liệu là thanh nứa được chuyển từ rừng về. Những chiếc rọ được đan từ dưới lên, mỗi cái rọ thì cần 20 cái khoáy, 25 chiếc nan và cái cốt. Trong đó, khoáy là những sợi nứa cật được vót tròn nhỏ có tác dụng như sợi dây kết nối các chiếc nan với nhau và số khoáy được chia làm 5 lớp, mỗi lớp 4 cái.

 

Bàn tày đan đó tỉ mỉ và khéo léo của người dân xã Thủ Sỹ

Bàn tày đan đó tỉ mỉ và khéo léo của người dân xã Thủ Sỹ - Ảnh: NTO

 

Làng nghề truyền thống xã Thủ Sỹ gắn liền với những chiếc đó qua bao năm tháng

Làng nghề truyền thống xã Thủ Sỹ gắn liền với những chiếc đó qua bao năm tháng - Ảnh: NTO

 

Đồng thời, khi đan rọ thì cần thêm chiếc cốt được đặt ở giữa để tạo chỗ phình cân xứng khi qua nút thắt của rọ. Những chiếc đó thì không cần chiếc cốt và được đan từ giữa ra hai đầu, to hơn chiếc rọ và được đan nhanh hơn. Mỗi chiếc đó được đan thành phẩm thường có hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn.

 

Những chiếc đó được hun khói cho màu sắc đậm nét hơn

Những chiếc đó được hun khói cho màu sắc đậm nét hơn - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Kỹ thuật đan không chỉ cần sự khéo léo, tỉ mỉ để tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt mà còn cần sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu nghề của người đan để mỗi chiếc đó, chiếc rọ thành phẩm là sự hội tụ những giá trị làng nghề truyền thống và công sức lao động của người dân địa phương.

 

Những chiếc đó được chất đầy ắp trong nhà

Những chiếc đó được chất đầy ắp trong nhà - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Những chiếc đó chuẩn bị theo xe vận chuyển đi đến nhiều nơi trong cả nước

Những chiếc đó chuẩn bị theo xe vận chuyển đi đến nhiều nơi trong cả nước - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Người đàn ông đóng hàng để vận chuyển

Người đàn ông đóng hàng để vận chuyển - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Mọi người tần tảo gánh đó trong buổi sớm mai

Mọi người tần tảo gánh đó trong buổi sớm mai - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Bức tranh thanh bình, mộc mạc và giản dị biết bao

Bức tranh thanh bình, mộc mạc và giản dị biết bao - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hưng Yên

 

Những chiếc đó, chiếc rọ được chuyển đến nhiều tỉnh thành, dùng để bắt cua, bắt ốc ở những đầm lầy. Giá thành của sản phẩm thủ công này khá thấp, từ khoảng 3.500 – 4.000 đồng/chiếc rọ và khoảng 5.000 – 7.000 đồng/chiếc đó nhưng qua bao năm tháng và trải qua bao thế hệ, người dân vùng đất này vẫn luôn gắn bó, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống cùng những thanh nứa.

 

Chiếc xe đạp cũ chở đó từng ngày

Chiếc xe đạp cũ chở đó từng ngày - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Theo chân những người phụ nữ làng nghề qua đồng cải

Theo chân những người phụ nữ làng nghề qua đồng cải - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Mọi người vất vả ngược xuôi giao những sản phẩm thủ công thành phẩm

Mọi người vất vả ngược xuôi giao những sản phẩm thủ công thành phẩm - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Bức tranh lao động giản dị của người dân xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ

Bức tranh lao động giản dị của người dân xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Trong chuyến du lịch Hưng Yên, du khách có thể đến thôn Nội Lăng, thôn Tất Viên để cùng tìm hiểu, học hỏi nghề đan rọ, đan đó và tự tay làm ra những sản phẩm thủ công truyền thống. Đồng thời, bạn còn có thể trò chuyện và thưởng thức những bữa ăn đạm bạc, dân dã cùng mọi người hoặc nhâm nhi những tách chè nóng và thức quà vặt mộc mạc của vùng thôn quê Hưng Yên. Người dân hồn hậu và khoáng đạt của vùng đất này sẽ luôn chào đón du khách đấy!

 

Trong chuyến du lịch Hưng Yên, du khách hãy thử học hỏi nghề đan rọ, đan đó nhé

Trong chuyến du lịch Hưng Yên, du khách hãy thử học hỏi nghề đan rọ, đan đó nhé! - Ảnh: Đoàn Tiến

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hưng Yên

 

Du lịch Hưng Yên hẳn bạn sẽ thích mê phong cảnh và con người nơi đây

Du lịch Hưng Yên hẳn bạn sẽ thích mê phong cảnh và con người nơi đây - Ảnh: VGP Việt Thắng

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hưng Yên

 

Bức tranh làng nghề truyền thống của vùng nông thôn Bắc Bộ luôn có những nét đặc sắc, những điểm thu hút rất riêng mang đến cho du khách những cảm xúc mới và những trải nghiệm thú vị. Trong chuyến du lịch Hưng Yên, hãy tìm về làng nghề truyền thống xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ - nơi những chiếc đó, chiếc rọ ra đời nhé!

 

Mỹ Phượng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Thủ Sỹ là đâu?

- Thủ Sỹ là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam.

Thủ Sỹ nổi tiếng với gì?

- Thủ Sỹ nổi tiếng với nghề làm đó đơn sơ truyền thống, là một trong những làng nghề truyền thống của Hưng Yên.

Đó đơn sơ là gì?

- Đó đơn sơ là một loại giày dép truyền thống của người Việt Nam, được làm từ da bò hoặc da dê, có đế bằng gỗ hoặc cao su.

Làm đó đơn sơ ở Thủ Sỹ như thế nào?

- Người làm đó đơn sơ ở Thủ Sỹ thường sử dụng các công cụ đơn giản như kéo, dao, kim, chỉ để cắt, may và đan các chi tiết của giày dép. Sau đó, họ sử dụng đế gỗ hoặc cao su để hoàn thiện sản phẩm.

Thủ Sỹ có gì đặc biệt khác với các làng nghề khác?

- Thủ Sỹ là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất của Hưng Yên, với hơn 300 năm lịch sử. Nghề làm đó đơn sơ ở Thủ Sỹ được truyền lại từ đời này sang đời khác, và được coi là một di sản văn hóa quý giá của địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /297