Làng Sình nằm bên bờ tả sông Thanh Hà - một bến nhỏ nằm ở ngã ba sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở. Sình hay Sinh là tên nôm của làng Lại Ân, cách Huế chừng 7km về phía đông bắc. Ðây còn là một trung tâm văn hoá một thời của đất Cố đô.
Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng và thờ cúng. Có thể phân làm ba loại:
- Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm.
- Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thực của Ðông Hồ). Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có lẽ tranh vẽ Táo quân). Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong.
- Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.
Tranh làng Sình có thể sánh với các dòng tranh dân gian miền Bắc như Ðông Hồ, Hàng Trống…, một thời đã lưu hành khắp vùng Thuận Quảng. Bởi thế sách Ô Châu cận lục ra đời hồi thế kỷ 16 đã nói đến làng Lại Ân như một địa danh trù phú.
Xóm Lại Ân canh gà xào xạc
Giục khách thương mua một bán mười...
Ðể kiếm các loại cây cỏ pha chế màu cho tranh, người làm tranh có khi phải lên tận rừng già phía tây. Các màu trong tranh đều được tạo ra từ cây cỏ có nguồn góc từ tự nhiên nên mầu sắc vô cùng tươi tắn. Cũng có những mầu được làm từ cây cỏ trong vườn như hạt mồng tơi cho màu xanh dương, hạt hòe cho màu vàng đỏ, muốn có màu đỏ sẫm thì lấy nước lá bàng. Ngoài ra người làng Sình còn dùng đá son để lấy màu đỏ, bột gạch để có màu đơn. Màu đen được dùng nhiều nhất, lại là màu dễ làm nhất. Người ta lấy rơm gạo nếp đốt cháy thành tro, sau đó hòa tan trong nước rồi lọc sạch để lấy một thứ nước đen, đem cô lại thành một thứ mực đen bóng. Những màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi.
Giữ gìn một di sản quý cho dân tộc. Tôi tìm đến nhà Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, người mới 63 tuổi nhưng ông từng có 60 năm làm tranh. Ông cũng là hậu duệ đời thứ 9 của gia đình thừa hưởng những tinh túy của nghề là tranh của tổ tiên. Ngồi trên chiếc chõng tre dùng làm nơi tiếp khách của gia đình. Nghệ nhân vui vẻ kể về sự sống dậy của làng nghề sau một thời gian dài khó khăn, có lúc đã tưởng như mai một của làng nghề.
Những ngày chiến tranh rồi sau khi hòa bình lập lại. Tranh làng sình vốn là loại hình tranh dùng trong các nghi thức tế lễ tổ tiên nên bị coi là sản phẩm “mê tín dị đoan”. Tranh làng Sình không còn chỗ đứng trong đời sống xã hội, thậm chí còn bị bài trừ. Những thời gian này người làm tranh làng Sình hầu hết đã bỏ nghề chẻ khuôn in, bỏ nghề để kiếm kế khác mưu sinh. Trong làng duy chỉ có gia đình ông còn yêu mến, luyến tiếc một nghề truyền thống đã nhiều đời, tiếc cái vốn quý của cha ông để lại mà từng có giai đoạn phải đào hầm thắp nên để in tranh. Tranh in xong phải giấu trong người và bán lén lút tới từng vùng chợ xa. Rồi ông cũng phải vất vả lắm mới cất giấu, bảo tồn được những khuôn bản in gốc từ thời cha ông để lại. Nhờ thế mà nghề tổ tiên còn được gìn giữ đến ngày nay.
Phục hưng nghề truyền thống. Những năm gần đây, tranh làng Sình được nhìn nhận lại theo chiều hướng tích cực, năm 2007 được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn. Cùng với sự quan tâm của nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình. Tranh làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.
Nối tiếp theo gia đình nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, nhiều gia đình nghệ nhân khác cũng đã quay lại với nghề làm tranh. Hiện tại làng Sình có tới hơn 30 hộ gia đình là tranh bán khắp các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Quảng Nam, Quảng Ngãi cho đến tận thành phố Hồ Chí Minh.
Du khách bốn phương, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài đặc biệt yêu thích tranh làng Sình. Hai năm trở lại đây, ngày nào làng sình cũng đón tiếp khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hóa và mua tranh làm quà lưu niệm. Nhiêu Du khách còn thử tự vẽ cho mình những bức tranh riêng. Đây cũng là một hoạt động quảng bá du lịch và quảng bá sản phẩm làng nghề. Cũng là mong ước của những người dân làng Sình để có cơ hội gìn giữ, quảng bá và phát triển nghề cũ cha ông mà còn là cơ hội để cho người dân làng Sình có thể sống mãi với nghề truyền thống.
Phơi tranh giữa mỗi lượt in, vẽ. - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế
In tranh. Những đường nét trên tranh được in từ những khuôn gỗ giống như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Khách du lịch đến đây rất thích thú với việc tự vẽ cho mình những bức tranh mình thích. - Ảnh: Sưu tầm
blog.mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
0 Thích