Ngôi đền tọa lạc ở phía Nam sông Hương, cách thành phố Huế chừng 7km, tương truyền là nơi danh thắng phước địa, nơi khí tinh anh của đất trời hội tụ.
Tam quan đền - Ảnh: Sưu tầm
Những thế kỷ trước, để ghi nhớ công ơn mở mang bờ cõi của các vị công thần khai quốc, triều đình và nhân dân Huế đã lập miếu thờ Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, thành phố Huế, trong đó có công chúa Huyền Trân.
Đường vào đền - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Huế
Do chiến tranh và những biến thiên lịch sử, đến nay miếu không còn nữa. Vì vậy, đền Huyền Trân khánh thành năm 2007 là sự chuyển tiếp ý nguyện, lòng thành kính của nhân dân đến công chúa Huyền Trân. Đền khá rộng với quy mô 28ha, tọa lạc tại núi Ngũ Phong, thôn Ngũ Tây, phường An Tây.
Chuông đền - Ảnh: Sưu tầm
Toàn bộ ngôi đền được xây dựng nằm trên một trục thẳng, theo lối kiến trúc truyền thống với trụ biểu vươn cao, nền móng kiên cố, điện thờ tôn nghiêm. Đền xây dựng tuân theo phong thủy: phía sau tựa lưng vào núi Ngũ Phong, phía trước là hồ Trường Xuân soi bóng nhật nguyệt, sơn mạch tả hữu hai bên như bức trường thành.
Danh thắng phước địa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế
Từ ngoài, du khách đã ấn tượng với bốn trụ biểu lớn, sau là ba sân lát gạch Bát Tràng. Qua các sân gạch, hồ nước, cổng tam quan là nội điện thờ công chúa. Bên trong đền đặt tượng đồng Huyền Trân ngồi trên ngai cao 2,37m. Hậu điện thờ các bậc công thần; phía sau có lầu bát giác, tượng ni sư, vườn bồ đề…
Tượng phật - Ảnh: Sưu tầm
Sau nữa là đền thờ vua Trần Nhân Tông, phụ hoàng công chúa Huyền Trân, vị vua có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Giữa đền là bức tượng vua bằng đồng đỏ nguyên chất, cao 3m, nặng hai tấn được đúc theo phiên bản lấy từ đền thờ các vua Trần. Cả hai tượng đồng công chúa và vua Trần Nhân Tông đều do các nghệ nhân phường Đúc - Huế cẩn tác.
Một góc đền - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Huế
Bậc cấp dẫn đến đền thờ vua có đôi rồng chầu hai bên. Đó là hình ảnh tượng trưng giấc mộng của đệ tử Bảo Sát cho ngày viên tịch ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tại am Ngọa Vân - núi Yên Tử. Trong khuôn viên đền có nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ khác: tượng Di Lặc, miếu Sơn Thần, Thủy Thần… Bên phải đền có thiền viện Hương Vân. Tất cả tạo nên một trung tâm văn hóa ở chốn núi rừng thâm nghiêm.
Lên hết 246 bậc tam cấp, du khách sẽ tới đỉnh Ngũ Phong, nơi có lầu bát giác, tháp chuông ở độ cao 108m. Chuông Hòa Bình nặng tới 1,6 tấn, cao 2,16m, đường kính 1,26m. Trên thân chuông khắc tám chữ “Thế giới - Hòa bình - Nhân loại - Hạnh phúc” và hình ảnh tượng trưng của bốn ngôi chùa nổi tiếng gồm Giác Lâm (TP.HCM), Thiên Mụ (Huế), Diên Hựu (Hà Nội) và Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Tháp chuông mang ý nghĩa nguyện đem tiếng chuông hòa bình đến với năm châu bốn biển. Ở đây, khách được tự mình thỉnh chuông với những cầu mong tốt đẹp, bình yên.
Hàng năm, khách tham quan, chiêm bái về tham dự lễ hội đền Huyền Trân và các hoạt động văn hóa diễn ra từ mồng chín đến rằm tháng Giêng âm lịch.
blog.mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
0 Thích