Mytour blog
Tags:
du lịch Lâm Đồngkiến trúc đẹpdu lịch Tây Nguyênkhám phá Tây Nguyênbảo tàng
06/04/202314.6431

Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ năm 2024

Nhắc tới Tây Nguyên người ta liên tưởng ngay tới vùng đất của những sử thi, trường ca Đam Sam hào hùng, của không gian văn hóa cồng chiêng đặc sắc hay những thác nước hùng vỹ cùng sự đa dạng, phong phú của hoa, lá, động thực vật tại những khu vườn nguyên sinh bạt ngàn. Nhưng có ai biết được rằng, có một Tây Nguyên thu nhỏ đang hiển hiện ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt mộng mơ: Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Ảnh: Sưu tầm

 

Cái tên có lẽ không còn xa lạ với nhiều du khách đã từng một lần đặt chân lên mảnh đất đầy mê hoặc này. Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, cách trung tâm thành phố tầm 10km về hướng Bắc. Được biết, tòa nhà này do người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước với vật liệu chính là đá, cao 5 tầng, gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, với 120 phòng. Bảo tàng sinh học Tây Nguyên trước đây là Học viện Dòng chúa cứu thế thuộc giáo hội công giáo, đến năm 1991 được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Con đường quanh co trong khu rừng thông cổ thụ - Ảnh: Sưu tầm.

 

Men theo những con đường quanh co trong khu rừng thông cổ thụ, một tòa nhà cổ kính hiện lên với lối kiến trúc độc đáo mang kết cấu hình khối đối xứng. Phần lớn tòa nhà được xây ốp đá kiểu tạo cảm giác vững chắc và bề thế. Lối vào nằm ở trục chính của tòa nhà, được nhấn mạnh bằng các khối mái đón vươn hẳn ra ngoài. Nổi bật ở phần mặt tiền là cây thánh giá với dòng chữ tiếng La Tinh: “COPIOSA APUD EUM REDEMPTIO” có nghĩa “Ơn cứu độ chứa chan nơi người”.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Bảo tàng hiện lên với kiến trúc hình khối đối xứng - Ảnh: chupanhdao

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lâm Đồng

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Lối vào của Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Ảnh: Sưu tầm

 

Dường như, cảnh quan và kiến trúc nơi đây đã tạo nên một không gian yên bình, thơ mộng đến lạ lùng. Mới chỉ nhìn ngắm thôi đã khiến con người trở nên thư thái hơn, thanh bình hơn.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Khung cảnh yên bình, thơ mộng ở Viện bảo tàng sinh học Đà Lạt - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhưng điểm cuốn hút nhất của Bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm ở việc trưng bày và lưu trữ những bộ sưu tập mẫu động vật và thực vật vô cùng phong phú, thể hiện những nét đặc trưng riêng của mảnh đất Tây Nguyên nhiều huyền thoại. Những bộ sưu tập đặc sắc ấy đã góp phần thể hiện rõ nét nhất tính đa dạng sinh học trên dải đất bazan.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Bộ sưu tập động thực vật phong phú, đa dạng - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên đang trưng bày hơn 1.300 mẫu động vật, gồm 422 mẫu thú của 68 loài, 310 mẫu chim của 112 loài, 54 mẫu lưỡng thể bò sát của 18 loài, và hơn 600 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ. Không dừng lại ở đó, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên còn trưng bày 226 mẫu xương của 2 loài động vật và hơn 240 loài nấm lớn của khu vực rừng thông Đà Lạt.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Những mẫu chim mang đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên - Ảnh: Đinh Khoa

 

Trong cái không gian trưng bày rộng lớn ấy, du khách sẽ bắt gặp 38 loài thú thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong Sách đỏ Việt Nam. Bạn sẽ không thể có cơ hội thứ hai được chiêm ngưỡng những loài quý hiếm như: cầy giông sọc, sóc bay sao, hoãng bạch tạng, sóc đỏ quế, báo lửa xám, ở bất kỳ một nơi nào khác. Có thể thấy Tây Nguyên hùng vỹ được tạo hóa ban tặng cho những loài động thực vật phong phú. Một Tây Nguyên còn hoang sơ đang được tái hiện lại một cách rõ nét nhất.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng - Ảnh: Đinh Khoa

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lâm Đồng

 

Tự hào về đất mẹ bao la, nhưng cũng xót xa khi nhìn ngắm một số loài chỉ còn tồn tại trong sách vở, tồn tại trên những mẫu hiện vật còn sót lại. Thưởng thức hình ảnh những loài động vật nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do bảo tàng Sinh học Tây Nguyên giới thiệu như: Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai, Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn, lại thôi thúc trái tim yêu thiên nhiên của những con người Việt Nam dấy lên ngọn lửa nhiệt huyết để hành động bảo vệ hệ sinh thái độc đáo của núi rừng.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Quần thể thực vật phong phú được ươm quanh viện - Ảnh: dinhthao

 

Sự đa dạng của quần thể thực vật cũng góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập hoành tráng của Viện bảo tàng Tây Nguyên. Du khách sẽ đi từ kinh ngạc này tới kinh ngạc khác khi ngắm nhìn một bộ sưu tập với hơn 1.300 giò lan các loại, nhân giống và giữ gìn nguồn gene của gần 260 loài lan rừng, với những cái tên vốn chỉ có ở vùng Tây Nguyên: Thanh lan, Tuyết ngọc, Thanh đạm, Thủy tiên và các loài lan Hài.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Quang cảnh sân vườn viện sinh học Tây Nguyên xanh mát - Ảnh: Ca Vang

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Những loài thực vật độc đáo - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Lạt

 

Một vườn thực vật hạt trần với 15 loài thông của Lâm Đồng và Tây Nguyên, trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm, được xem như những hóa thạch sống của thời hiện tại như: Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá và Thủy tùng.

 

Tất cả như tạo nên một bức tranh muôn màu muôn vẻ của núi rừng. Trong cái khung cảnh đầy mộng mơ của xứ sở sương mù, trong bầu không gian đầy mê hoặc của Viện bảo tàng Tây Nguyên, con người như đang trở về những buổi đầu hoang sơ nhất, lạc vào những khu rừng nguyên sinh đầy bí ẩn của đại ngàn Tây Nguyên.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ trong lòng Đà Lạt mộng mơ - Ảnh: Nam Tuan Panoramio

 

Dường như, Tây Nguyên muôn đời vẫn vậy, cái huyền bí, nét cổ xưa có một sức cuốn hút đặc biệt với những ai yêu thiên nhiên, muốn hoà mình vào thiên nhiên hùng vỹ. Một Tây Nguyên sống động đang hiển hiện giữ lòng Đà Lạt mộng mơ, làm cho vẻ đẹp của thành phố tình yêu thêm phần hấp dẫn. Núi rừng linh thiêng ẩn hiện trong cái thi vị của đất trời, mang đến những cảm xúc mới lạ cho du khách.

 

bảo tàng sinh học Tây Nguyên

Nét cổ kính của Bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Ảnh: Chupanhdao

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng

 

Đến thăm Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên, để thấy yêu hơn sức sống muôn đời bất diệt của vùng đất đỏ bazan huyền thoại, để thấy được trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Ghé thăm Đà Lạt, tìm tới Viện Bảo tàng sinh học Tây Nguyên là một cuộc hành trình đơn giản và thú vị để hiểu hơn về núi rừng này. Quả không ngoa khi nghe ai đó nhận xét rằng: Có một Tây Nguyên thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt mộng mơ.

 

Loan vtp - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ là gì?

- Đây là một bảo tàng sinh học thuộc tỉnh Lâm Đồng, Miền Trung, Việt Nam. Nơi đây trưng bày và giới thiệu về các loài động vật, thực vật, địa hình và văn hóa của Tây Nguyên - Đại ngàn Tây Nguyên.

Bảo tàng này có những hoạt động gì?

- Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên - Đại ngàn Tây Nguyên thu nhỏ có nhiều hoạt động như trưng bày các loài động vật, thực vật, địa hình và văn hóa của Tây Nguyên, tổ chức các chương trình giáo dục, hướng dẫn tham quan và tìm hiểu về địa phương.

Giá vé vào tham quan bảo tàng là bao nhiêu?

- Giá vé vào tham quan bảo tàng là khoảng 30.000 - 50.000 đồng tùy vào độ tuổi và địa chỉ của khách hàng.

Thời gian hoạt động của bảo tàng là khi nào?

- Bảo tàng mở cửa từ 7h30 đến 16h30 hàng ngày, trừ ngày lễ và chủ nhật.

Bảo tàng có hướng dẫn viên không?

- Có, bảo tàng có các hướng dẫn viên chuyên nghiệp để hướng dẫn khách tham quan và tìm hiểu về các loài động vật, thực vật, địa hình và văn hóa của Tây Nguyên.

1 Thích

Đánh giá : 4.5 /519