Phú Quốc đâu chỉ có biển đảo, hải sản hay rừng tiêu để tham quan. Nếu bạn đã có những ngày nghỉ dưỡng bất tận ở những bãi biển thiên đường hay hòa mình vào cuộc sống người dân ở các làng chài bình dị thì hãy thử dành một ngày để tìm hiểu về nhà tù Phú Quốc nhé!
Còn được biết đến với cái tên dung dị “Nhà lao cây dừa”, nằm ở thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nhà tù Phú Quốc là bằng chứng hùng hồn cho công cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ.
Nhà tù Phú Quốc được phục dựng và mô phỏng theo Nhà lao cây dừa trước đây. Bên trong và bên ngoài di tích lịch sử này đều trưng bày những hiện vật còn nguyên vẹn, được đặt ở vị trí y nguyên, không xê dịch.
Hiện nay, một trong số 12 khu trại giam của nhà tù Phú Quốc đã và đang được nhà chức trách tỉnh Kiên Giang phục hồi và tôn tạo nhằm phục vụ mục đích giáo dục và tuyên truyền truyền thống cách mạng. Nhà lao cây dừa cũng trở thành điểm tham quan có giá trị lịch sử dành cho du khách trong và ngoài nước.
Vào năm 1996, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và mở cửa đón du khách. Nhà lao Cây Dừa cũng đã được lưu tên trên những trang ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Vào thời kỳ kháng chiến, chính quyền thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai đã giam cầm hàng trăm tù nhân tại đây. Chúng áp dụng những hình thức tra tấn dã man, đầy man rợ, hành hạ tù nhân về tinh thần cũng như thể xác. Nơi đây cũng chính là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Lối vào Nhà tù Phú Quốc
Đến với nhà tù Phú Quốc, bạn sẽ tận mắt chứng kiến những trò tra tấn dã man, những khổ hình đau đớn nhất mà ông cha ta đã phải chịu đựng. Qua đó, mỗi người trong số chúng ta càng thêm khâm phục tinh thần bất khuất, hiên ngang và lòng yêu nước của các chiến sĩ đã bị giam cầm và ngã xuống nơi đây. Sau khi tham quan nhà tù, chúng ta càng cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng nền độc lập mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình.
Nhà tù Phú Quốc chỉ cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 29km, do đó bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt theo quốc lộ 6 (QL6) về phía Nam đảo Ngọc. Tới thị trấn An Thới, bạn có thể hỏi người dân địa phương hoặc sử dụng google map để đến được nhà lao cây dừa.
Địa chỉ: số 350 Nguyễn Văn Cừ, thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc.
Bản đồ di chuyển đến nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc là nơi cất giấu nhiều câu chuyện đau thương nhưng là trang sử đầy hào hùng của lòng tự tôn dân tộc. Đến với đảo Ngọc, ngoài việc khám phá các bãi biển đẹp thì bạn cũng nên dành thời gian tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
Du khách tham quan dưới sự hướng dẫn của nhân viên Khu di tích
Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu đựng những hình phạt, tra tấn vô cùng man rợ, nghe đến chắc hẳn ai cũng phải rùng mình. Có thể kể đến như: Đóng đinh vào tay, chân, đầu,... Đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt; đục răng, thiêu sống, chôn sống...
Các hình thức tra tấn man rợ
Chuồng cọp kẽm gai để nhốt tù nhân
Ăn cơm nhạt: Đánh đập tù nhân trước khi ăn rồi không cho ăn cơm với muối để mắt mờ dần rồi mù hẳn
Theo số liệu thống kê trên Wikipedia, trong khoảng thời gian không đầy 6 năm (từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973), trại giam tù binh Phú Quốc có đến hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật nặng nề hoặc tàn phế... Tuy nhiên, vẫn có một số ít tù binh trốn được khỏi Nhà tù.
Mỗi năm, khu di tích Nhà tù Phú Quốc đón hơn 10.000 lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại chốn địa ngục đã giam giữ mình thời xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước cũng không bỏ qua di tích này trong lịch trình tham quan Phú Quốc. Khách nước ngoài quan tâm đến lịch sử Việt Nam và hành trình giữ nước gian khổ cũng đến thăm di tích ngày càng đông hơn. Trải nghiệm của bạn tại đây thế nào? Đừng quên chia sẻ cho blog.mytour.vn nhé!
0 Thích