Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Lào Caikhám phá Lào Cai
06/04/20238.5500

Đền Cấm năm 2024

Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…

 

Trên địa bàn thành phố Lào Cai có nhiều đền, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Những di tích đó gắn với đời sống văn hóa tâm linh, thờ người có công với nước, gắn với việc rèn dạy con người từ bi hỉ xả và có ý nghĩa của bài ca giữ nước luôn hiển hiện qua những truyền thuyết.

 

 Xem thêm: Các khách sạn gần Đền Cấm

 

Nổi tiếng linh thiêng và uy nghi ngay gần đường biên giới là đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc có công giúp vua chỉ huy quân đội Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông; còn sát cột mốc 102 là đền Mẫu với đạo thờ thánh Mẫu duy nhất ở Việt Nam, trong truyền thuyết, Mẫu đã hiển linh giúp quan binh trấn ải biên thùy, và trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, ngôi đền còn là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh… Ngay khu vực phía Bắc thành phố còn có đền Cấm, đền Quan, còn xuôi về phía Nam, có chùa Cam Lộ, đền Đôi Cô Cam Đường… Tất cả đều được bài trí theo phong tục thuần Việt

 

Đền Cấm

Đường lên đền Cấm  - Ảnh: Sưu tầm

 

Riêng ngôi đền Cấm ở cửa bắc ga quốc tế Lào Cai, nay nằm sát Khu công nghiệp Đông Phố Mới có một truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn, người được phong hiệu Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần. Ở đây, có sự hòa quyện giữa tâm linh với lịch sử. Yếu tố tâm linh làm cho lịch sử thêm hào hùng và huyền ảo.

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Lào Cai

 

Lý lịch của ngôi đền và câu chuyện của các bô lão làng Soi Mười, Phố Mới cho hay rằng: Xưa kia, khu vực ga Phố Mới ngày nay là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Trong một lần thị sát và chỉ huy phòng thủ biên giới (khoảng năm 1257), tướng quốc đã chọn địa điểm ngôi đền Cấm bây giờ làm trạm quân y tuyến 2 trong phòng thủ biên giới. Sau đó, trong các trận chiến đấu, thương binh được đưa về chữa trị dưới cánh rừng này. Người dân bản địa lúc đó là người Việt, người Tày và người Giáy cũng đưa kẻ ốm đau vào nhờ quân y chăm sóc giúp. Rồi có chuyện ly kỳ xảy ra, đó là, đêm đêm có một thiếu nữ mặc váy áo màu xanh đến chữa thuốc cho mọi người. Thiếu nữ chữa rất giỏi, ai được dùng thuốc đều khỏe mạnh, nhưng thầy thuốc thần kỳ chỉ xuất hiện vào ban đêm, còn ban ngày thì không thấy đâu cả. Tìm hiểu bản xứ, người dân cho biết không có con cái nhà ai như vậy, sau đó mọi người dân và quan binh đều tin rằng đó là hiển linh của Thánh Mẫu thượng ngàn giúp quan quân và nhân dân giữ nước.

 

 Đền Cấm

Sư tử múa chầu tại đền Cấm  - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai

 

Trong đạo Mẫu, có tam tòa thánh Mẫu, thì chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị. Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất. Văn hóa tâm linh đạo Mẫu cho rằng, chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự thường mặc áo màu xanh (xanh lam hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Tìm hiểu thêm trong văn hóa dân gian Việt Nam, có bài hát văn về Mẫu thượng ngàn rằng:

 

“Hôm nay có mâm giầu trình

Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha

Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà

Năm Toà Ông Lớn, Chầu Bà Sơn Trang” 

 

Đền Cấm  

Lễ tế tại đền Cấm - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Giang

 

Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ 16. Sau bao thăng trầm, vẫn giữ được một số sắc phong và cây mí cổ thụ. Chuyện rằng, ngay dưới Phương Đình bên cây mí cổ thụ này, là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. Những năm tái lập tỉnh Lào Cai, ngôi đền được ngành văn hóa quan tâm, cử cán bộ tìm hiểu truyền thuyết, viết lý lịch và trình cấp quản lý nhà nước xem xét phong danh hiệu di tích lịch sử văn hóa. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân thành phố, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa - truyền thuyết về tình nghĩa quân dân biên giới, như một bài ca giữ nước hào sảng kết hợp giữa sức mạnh của văn hóa với sức mạnh thời đại.

 

Xem thêm: Tour du lịch SaPa - Lào Cai

 

Ngày Xuân, du khách thập phương nô nức về Lào Cai, trong đó, không thể thiếu việc tham quan, dâng lễ lòng thành tưởng nhớ công ơn vị tướng anh hùng Trần Hưng Đạo, cầu mong Thánh Mẫu ban tài lộc, may mắn, gia đình an khang, đất nước hưng thịnh… Về hội Đền Thượng, nhưng nhiều người cũng biết đến danh tiếng và giành thời gian tham quan đền Cấm Lào Cai - ngôi Đền đậm đặc văn hóa Việt, mang trong mình truyền thuyết về bài ca giữ nước linh thiêng.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Cấm là gì?

- Đền Cấm là một di tích lịch sử, văn hóa nằm ở phía Bắc Hà, Lào Cai. Đây là một trong những đền thờ lớn nhất của người H'Mông ở khu vực này.

Lào Cai là tỉnh nằm ở đâu?

- Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, giáp biên giới với Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai có diện tích khoảng 6.383 km² và dân số khoảng 650.000 người.

Miền Bắc có những địa danh nào nổi tiếng?

- Miền Bắc Việt Nam có nhiều địa danh nổi tiếng như Hà Nội, Hạ Long, Sapa, Mộc Châu, Tam Đảo, Ninh Bình, Mai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Lào Cai. Các địa danh này đều có nét đẹp riêng và thu hút du khách đến tham quan, khám phá.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /526