Mytour blog
Tags:
làng quê Việt Namlàng nghề Việt Namdu lịch Thái Bình
06/04/20235.0280

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình năm 2024

Làng tôi có tên Hải Hồ hay làng Hới. Từ lúc mới chào đời, tôi đã quen với những âm thanh rất đặc trưng của làng nghề. Suốt tuổi thơ, gắn bó thân thiết với tôi là hình ảnh bà và mẹ ngồi dệt chiếu ngày này qua tháng khác.

 

Trước đây, làng tôi có tên Hải Hồ hay làng Hới – nay là thôn Hải Triều (Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình). Tương truyền, vào khoảng thời Tiền Lê – Lý thế kỷ 10 – 11, làng Hới đã bắt đầu nghề dệt chiếu rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê thế kỷ 15. Làng chiếu thịnh lên là nhờ công lao của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, sau này được dân làng suy tôn là “Trạng Chiếu”.

 

Trước khi Phạm Đôn Lễ mang kỹ thuật mới về làng thì chiếu được dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi đay nên giàn không căng, chiếu dệt ra không đều và mất nhiều thời gian. Trong một lần được cử đi sứ sang Trung Quốc, qua vùng Ngọc Hà, châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã để ý và học được kỹ thuật dệt chiếu dùng khung nằm có ngựa đỡ sợi dọc, làm sợi đay căng, chao cói nhanh hơn, chiếu đẹp và năng suất hơn.

 

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình
Làng Hải Hồ có truyền thống dệt chiếu. Ảnh: SGTT

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tịa Thái Bình


Quê tôi lưu truyền rất nhiều câu chuyện kể về nghề và người của làng. Còn nhớ lúc nhỏ, khi lang thang chơi trong sân từ đường họ Nguyễn, tôi được ông bõ già giữ từ đường kể cho nghe câu chuyện về đức bà Nguyễn Thị Lộ, người con gái xinh đẹp nết na của làng cùng cuộc gặp gỡ định mệnh với Nguyễn Trãi.


Tôi còn nhớ như in giọng ngân nga, trầm bổng của ông bõ già khi đọc bài thơ đối đáp giữa tài tử giai nhân. Rồi giọng ông chùng xuống, đau đớn, tiếc nuối khi kể về cái án Lệ Chi Viên đã giết chết gần hết người họ Nguyễn và hàng trăm cô gái Hải Hồ theo lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vào hầu cung vua.


Gái làng tôi ai cũng thạo nghề từ rất sớm. Lên bảy tuổi, những bé gái đã bắt đầu tập se đay, tập chao chiếu rồi tập dệt. Khi dệt thành thạo là được công nhận đã lành nghề. Bà nội hay kể, thời của bà, mỗi cô gái làng Hới khi sắp về nhà chồng đều chọn mẻ cói đẹp nhất, tự se đay thật nhỏ, rồi dệt thành đôi chiếu đậu đặc biệt vừa dày, vừa mềm mại. Chiếu được phơi vừa nắng, đem đi in hoa rồi mang về nhà chồng như một thứ của hồi môn để trải lên chiếc giường tân hôn. Tay nghề của mỗi cô gái sẽ được đánh giá bằng độ bền của đôi chiếu qua thời gian. Tuổi thọ của đôi chiếu dệt khéo có khi lên tới mười năm. Lúc đó, con bé tôi đã bắt đầu mơ mộng nghĩ đến cái ngày mình cũng sẽ chọn cói rồi ngồi dệt đôi chiếu hoa giống bà, giống mẹ.

 

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình

Sản phẩm chiếu đa dạng màu sắc, kích cỡ


Nhưng làng tôi bây giờ đã rất khác. Một ngày trở về quê sau nhiều năm xa nhà, tôi ngỡ ngàng bởi không khí im ắng của làng. Trước đây, chỉ cần bước qua cổng làng đã nghe rộn rã thanh âm vọng ra từ sau những căn nhà. Bước vào ngõ, tôi không còn thấy sân nhà phơi đầy những lá chiếu xanh ánh vàng với con mèo mướp nằm cuộn tròn sưởi nắng.

 

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình

Rộn ràng chợ chiếu


Cả làng giờ còn rất ít nhà dệt chiếu thủ công. Những giàn chiếu hiếm hoi ấy không đủ khua động âm thanh làng. Mẹ bảo cói đắt vì phải chuyển từ vùng khác về, dệt thủ công lại lâu nên mỗi đôi chiếu chỉ lãi khoảng 15 ngàn. Một ngày, hai người dệt giỏi cũng chỉ được hai đôi hoặc năm lá chiếu. Tính ra mỗi người thu nhập chưa tới 20 ngàn một ngày. Nhiều người làng đã bỏ quê đi nơi khác kiếm sống, thanh niên thì theo làn sóng vào Nam làm công nhân. Có gia đình đến mấy đứa con đều bỏ đi làm ăn xa nên chẳng còn người để dệt chiếu. Làng nghề chao đảo. Những chiếc cọc giàn nhổ lên trơ hai lỗ sâu đen ngòm, go đập cói thì bị xẻ làm củi đun. Người đóng go cuối cùng của làng cũng đã bỏ nghề đi làm việc khác vì chẳng còn ai cần.

 

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình

Một số công đoạn làm chiếu vẫn làm thủ công

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thái Bình


Giờ đây, chiếu thủ công đã được thay bằng chiếu dệt máy. Một vài nhà trong làng có tiền nên mua máy dệt chiếu của Trung Quốc về, mỗi ngày làm ra cả hai chục đôi. Chiếu dệt máy dùng chỉ chứ không dùng sợi đay vốn là một cây nguyên liệu đặc trưng của vùng nên sẽ không bền. Đôi chiếu cũng không mềm mại như chiếu thủ công, nằm không có được cảm giác êm ái. Vẫn là đôi chiếu của làng Hới nhưng nó lẫn vào hàng triệu đôi chiếu khác ở khắp mọi nơi vì được dệt đại trà hàng loạt, không còn thấy dấu ấn đôi bàn tay khéo léo của người con gái làng Hới.

 

Nhớ về làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình

Một nhà máy dệt chiếu

 

Các câu hỏi thường gặp
Làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình là gì?

- Làng chiếu ngàn năm tuổi Thái Bình là một khu làng truyền thống nằm ở xã Đông Thọ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Miền Bắc Việt Nam. Đây là nơi sản xuất và bảo tồn các sản phẩm chiếu truyền thống của người dân địa phương.

Tại sao làng chiếu Thái Bình lại được gọi là "ngàn năm tuổi"?

- Làng chiếu Thái Bình được cho là có lịch sử sản xuất chiếu lâu đời, từ thời kỳ vua Hùng Vương. Vì vậy, người ta thường gọi làng chiếu Thái Bình là "ngàn năm tuổi".

Sản phẩm chiếu của làng chiếu Thái Bình có gì đặc biệt?

- Sản phẩm chiếu của làng chiếu Thái Bình được làm từ lụa tơ tằm, được dệt bằng tay và thêu hoa văn tinh xảo. Chiếu Thái Bình có độ bền cao, màu sắc đẹp và có giá trị văn hóa lớn.

Làng chiếu Thái Bình có điểm đến du lịch nổi tiếng không?

- Có, làng chiếu Thái Bình là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Thái Bình. Du khách có thể đến đây để tham quan, tìm hiểu về lịch sử và truyền thống sản xuất chiếu của người dân địa phương, cũng như mua sắm các sản phẩm chiếu đẹp và chất lượng.

Làng chiếu Thái Bình có những hoạt động gì vào các dịp lễ hội?

- Vào các dịp lễ hội, làng chiếu Thái Bình thường tổ chức các hoạt động văn hóa, trình diễn nghệ thuật và triển lãm sản phẩm chiếu. Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động truyền thống như dệt chiếu, thêu hoa văn trên chiếu và học cách sử dụng chiếu trong cuộc sống hàng ngày.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /521