Mytour blogimg_logo
06/04/20232.3000

Tên gọi 'nhạy cảm' của 6 món ăn tuyệt ngon nước Trung Hoa năm 2025

“Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật” - câu nói đã thể hiện được phần nào sự đặc biệt của những món ăn. Chúng thường được làm rất cầu kỳ tỉ mỉ cho dù là những món ăn đơn giản nhất. Ẩm thực Trung Hoa lúc nào cũng được đánh giá cao trên bản đồ du lịch thế giới nhờ nguyên liệu và cái tâm của người chế biến. Hơn nữa, có những món ăn mà nghe tên đã muốn thử, bởi tên gọi của chúng quá đặc biệt, đặc biệt đến mức nhạy cảm.

 

Siêu đặc biệt những cái tên món ăn Trung Hoa

Siêu đặc biệt những cái tên món ăn Trung Hoa - Ảnh: Sưu Tầm

 

1. TÔM SAY RƯỢU

 

Tôm say rượu, hay còn gọi là tôm say xỉn, là món ăn độc đáo của người Trung Quốc với nguyên liệu chính là tôm tươi vùng nước ngọt. Tôm tươi được làm sạch, bỏ bớt càng và râu, sau đó bỏ vào một bát lớn rồi tưới rượu mạnh chừng 50 độ trở lên. Tưới rượu trực tiếp vào thân tôm sẽ khiến chúng giãy giụa, thậm chí nhảy khỏi bát. Lúc này ta sẽ đậy nắp và ngâm tôm ít nhất 15 để rượu ngấm vào tôm. Khâu chế biến đặc biệt này giống như việc cho tôm uống rượu, và chờ cho tôm say xỉn là có thể mang ra thưởng thức.

 

Tôm say <a target=rượu ăn sống " class="my-lazy-load-img" src="https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Location/20_6_2016/1/am-thuc-du-lich-trung-quoc-blog.mytour.vn-2.jpg" style="height:525px;width:700px;">

Tôm say rượu ăn sống - Ảnh: tapchilamdep

 

Tôm sống ngoe nguẩy trong miệng vừa ngọt vừa thơm, khá tò mò và thích thú nhưng không phải ai cũng ăn được kiểu này. Chính vì thế người ta có thêm công đoạn châm lửa đốt rượu trong vòng đúng 30 giây, đủ để lớp vỏ tôm chuyển màu đỏ gạch mà không làm mất đi độ ngọt. Thưởng thức vị tôm quyện rượu thơm lừng, thêm gừng, hành lá, tỏi ớt… để tăng hương vị sẽ là trải nghiệm tuyệt vời của bạn đối với ẩm thực Trung Hoa.

 

Hoặc đốt <a target=rượu đều ngon " class="my-lazy-load-img" src="https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Location/20_6_2016/1/am-thuc-du-lich-trung-quoc-blog.mytour.vn-3.jpg" style="height:523px;width:700px;">

Hoặc đốt rượu đều ngon - Ảnh: kienthuc

 

2. MỲ ÔM NGƯỜI ĐẸP

 

Là đặc sản của vùng Hải Nam, Trung Quốc, món mỳ ôm người đẹp được chế biến chủ yếu từ sợi mỳ to, thịt bò, đậu phộng và nhiều loại rau gia vị khác. Điều quan trọng nhất nằm ở mỳ, mỳ phải dài, trắng phau nom nõn nà như những cô gái đẹp, các thức ăn kèm giống như sự ôm ấp dành cho các cô gái. Nguyên liệu hòa trộn trong bát mỳ đã gợi nên tên gọi kỳ lạ này dành cho món mỳ tưởng chừng như đơn giản, bình dân của đất Trung Hoa.

 

Món mỳ ôm người đẹp

Món mỳ ôm người đẹp - Ảnh: businessinsider

 

3. BÁNH BAO “CHÓ CŨNG KHÔNG THÈM”

 

Tên tiếng Việt có vẻ hơi khó nghe một chút, thực ra tên tiếng Hán của món ăn này: “Cẩu Bất Lý” lại được tạo nên từ một sự tích khá hấp dẫn của một người tên “Cẩu Tử”. Do làm bánh bao quá ngon, quá đông khách mua mà quán anh ta bị gán cho cái tên “Cẩu Bất Lý” (chó cũng không thèm) như một sự trêu đùa vậy.

 

Bánh bao chó cũng không thèm

Bánh bao "chó cũng không thèm" - Ảnh: weekender

 

Bánh bao “chó cũng không thèm” là một đặc sản của thành phố Thiên Tân với lớp da bọc ngoài rất mỏng nhưng lại giữ lại được nhân bánh với nguyên vẹn vị nước thịt ngọt đậm đà. Món này đến cả Từ Hy Thái Hậu cũng phải khen ngợi là món ăn trường thọ. Không chỉ ngon mà tạo hình còn đẹp như bông cúc trắng, thưởng thức trọn vẹn sự mềm mại của vỏ bánh và dần dần cảm nhận sự ngọt ngào, thơm phức của nhân bên trong.

 

Chõ bánh bao trên bàn ăn của người Hoa

Chõ bánh bao trên bàn ăn của người Hoa - Ảnh: Hungry Female

 

4. BÚN QUA CẦU

 

Tương tự như món bánh bao “Cẩu Bất Lý” kia, món bún qua cầu cũng dựa trên một sự tích thuở xưa của vùng Vân Nam về món bún mà ngày nào người vợ cũng phải đi qua một chiếc cầu để mang đến cho người chồng đang đọc sách ở hòn đảo giữa hồ. Món bún qua cầu mang đậm nét văn hóa vùng miền, thấm đượm tình nghĩa vợ chồng son sắt.

 

Món bún qua cầu

Món bún qua cầu - Ảnh: youtube

 

Để ăn bún, bạn sẽ có một bát nước dùng ninh từ xương, bún sợi to, rau, dưa, thịt tươi, nấm và trứng. Lần lượt, bạn thả vào bát quả trứng, dừng một chút để trứng chín, sau đó lần lượt cho thịt, rau, nấm và sau cùng là mỳ. Tùy sở thích mà bạn có thể cho lượng thức ăn tùy thích, món ăn vẫn nóng hôi hổi nhờ lớp mỡ của nước ninh xương, đủ làm chín tới các loại nguyên liệu và cho bạn một món ăn ngon tuyệt hảo.

 

Bát bún hoàn chỉnh

Bát bún hoàn chỉnh - Ảnh: soibeoluoi

 

5. TRỨNG LUỘC NƯỚC TIẾU

 

Đúng với tên gọi “nhạy cảm”, món trứng luộc nước tiểu được làm từ những quả trứng luộc trong nước tiểu của những bé trai dưới 10 tuổi trong nhiều giờ đồng hồ. Người Chiết Giang, Trung Quốc tin rằng món ăn này có tác dụng chữa bệnh, có vị ngon không lẫn vào đâu được vì thơm và mặn tự nhiên.

 

Chế biến trứng luộc nước tiểu

Chế biến trứng luộc nước tiểu - Ảnh: Sưu Tầm

 

6. GÀ KHÔNG LỐI THOÁT

 

Gà không lối thoát hiện đã là một món ăn cực phổ biến ở Việt Nam. Thịt gà làm sạch đem bọc kín trong xoi, sau đó chiên hoặc nướng lên để gà được chín tự nhiên bằng hơi xôi. Món ăn vô cùng ngon, xôi giòn, thịt gà thơm ngậy bốc khói nghi ngút, thơm lừng chắc chắn sẽ làm thỏa mãn những cái dạ dày của kẻ lữ hành.

 

Gà không lối thoát

Gà không lối thoát - Ảnh: mav

 

Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ

 

Những món ăn Trung Hoa không chỉ nổi tiếng về độ ngon, nguyên liệu cầu kỳ, trang trí đẹp đẽ bắt mắt mà tên gọi của chúng cũng độc nhất vô nhị đến mức “nhạy cảm”, kích thích sự tò mò của du khách. Cảnh đẹp, lại như được làm ông hoàng bà hoàng khi thưởng thức các món ăn, Trung Quốc quả là biết cách níu chân mọi người.

 

Hoa Cát - blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Tại sao các món ăn Trung Hoa lại có tên gọi nhạy cảm?

- Các món ăn Trung Hoa thường có tên gọi nhạy cảm do ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc có nhiều từ ngữ mang tính ẩn dụ và tượng trưng. Tuy nhiên, các tên gọi này không có ý định xúc phạm hay khiêu khích bất kỳ ai.

Những món ăn nào được gọi là nhạy cảm ở Trung Quốc?

- Có 6 món ăn được gọi là nhạy cảm ở Trung Quốc, bao gồm: "đầu heo ngâm chua ngọt" (Dongpo Rou), "gà chết đứng" (Ji Si Bai), "tôm sống" (Xia Ren), "cá ngừ sống" (Yi Wan), "bò sống" (Sheng Niu Rou), và "bánh bao nhân thịt" (Bao Zi).

Tại sao các món ăn này lại được gọi là nhạy cảm?

- Các món ăn này được gọi là nhạy cảm do tên gọi của chúng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là trong ngôn ngữ Trung Quốc. Ví dụ, "đầu heo ngâm chua ngọt" có thể được hiểu là "đầu heo đắng ngọt", trong khi "gà chết đứng" có thể được hiểu là "gà chết đứng trên bàn ăn".

Các món ăn này có thực sự ngon không?

- Các món ăn này được coi là tuyệt ngon và được ưa chuộng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vị giác của mỗi người là khác nhau, nên có thể có người thích và có người không thích.

Có cách nào để tránh gây hiểu lầm khi đặt món ăn này ở nhà hàng Trung Quốc?

- Khi đặt món ăn này ở nhà hàng Trung Quốc, bạn có thể yêu cầu nhân viên giải thích tên gọi của món ăn để tránh gây hiểu lầm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu trước về các món ăn này để có thể đặt món một cách chính xác.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /464