Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhchùa HangChùa Ông Bắc An Giang
06/04/20234.4501

Thánh đường hội giáo ở An Giang-Islam năm 2025

Hồi giáo Chăm Islam là một tôn giáo của người Chăm ở vùng TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Những người Chăm theo đạo Islam ở Việt Nam thuộc phái Safii dòng Sunnit. Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống

Các cuộc Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17 đã dấn tới một số lượng lớn người Chăm di cư từng đợt sang sinh sống tại Campuchia. Vào giữa thế kỷ 19, với sự thống trị của người Pháp ở Đông Dương, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư ngược từ Campuchia vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam.

Những người Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam là Hồi giáo Chăm Islam, theo Hồi giáo chính thống, thuộc hệ phái Safii dòng Sunni, không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia. Hồi giáo ở Mã Lai có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người Chăm qua những bài khutba soạn bằng tiếng Mã Lai. Người Chăm cũng thường tìm sang Malaysia tu học giáo lý và tiếp nhận tư tưởng đạo Hồi qua sự diễn dịch của người Hồi Mã Lai.

 

Xem thêm: Các khách sạn ở An Giang

 

Thánh đường Islam


Bắt đầu từ thời Pháp thuộc, tại Nam Kỳ đã có tổ chức Saykhon Islam đại diện cộng đồng Hồi giáo cho người Chăm và Mã Lai. Năm 1960, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, cộng đồng người Chăm Hồi giáo lập ra “Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam” có văn phòng đặt tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hoà. Năm 1966, có thêm tổ chức “Hội đồng giáo cả các Thánh đường Hồi giáo Việt Nam” đặt văn phòng tại Châu Đốc. Cả 2 tổ chức này cùng tồn tại cho đến tận năm 1975.
Thánh đường Islam có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những quy định về kiến trúc cũng như cách bài trí bên trong. Có hai loại: thánh đường (Mosqué) và tiểu thánh đường (Surau). Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía thánh địa Mecca. Bên trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Imâm đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotip giảng giáo lý. Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ. Tiểu thánh đường còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp, hiện nay tại Việt Nam có 41 thánh đường, 19 tiểu thánh đường Islam, tập trung nhiều nhất ở An Giang.

Phần lớn chức sắc Islam có người thân ở nước ngoài, bản thân họ ít nhất một lần thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng trong đời là hành hương viếng thánh địa Mecca và trở thành Hadji

Những người theo đạo Islam ở Việt Nam thuộc phái Safii dòng Sunnit hiện nay có khoảng 26.000 tín đồ và 288 chức sắc Islam.

Các câu hỏi thường gặp
Thánh đường hội giáo ở An Giang là gì?

- Thánh đường hội giáo ở An Giang là một địa điểm tôn giáo của người Hồi giáo tại tỉnh An Giang, Miền Nam Việt Nam.

Thánh đường hội giáo ở An Giang có tên gì?

- Thánh đường hội giáo ở An Giang có tên là Masjid Al Rahim.

Masjid Al Rahim ở An Giang có đặc điểm gì?

- Masjid Al Rahim ở An Giang có kiến trúc đặc trưng của người Hồi giáo, với các cột và vòm được trang trí hoa văn đẹp mắt.

Ai có thể đến thăm Masjid Al Rahim ở An Giang?

- Tất cả mọi người đều có thể đến thăm Masjid Al Rahim ở An Giang, không phân biệt tôn giáo hay quốc tịch.

Có những hoạt động gì diễn ra tại Masjid Al Rahim ở An Giang?

- Tại Masjid Al Rahim ở An Giang, người Hồi giáo thường tổ chức các hoạt động tôn giáo như lễ cầu nguyện, lễ Ramadan, lễ Eid al-Fitr, và các hoạt động xã hội khác.

1 Thích

Đánh giá : 4.2 /584