“Hello!”, “Hi!” hay là “Hey!” là ba hình thức phổ biến nhất của lời chào hỏi ngày nay. Tuy nhiên, chào hỏi đôi khi không chỉ dựa vào ngôn ngữ mà còn ở cách bạn thể hiện nó, bởi các nước khác nhau lại có những cách nói “Xin chào!” thật khác. Dưới đây là 20 cách để nói “Xin chào!” được thu thập từ rất nhiều vùng đất trên thế giới. Hãy bỏ túi bài viết này, vì biết đâu thời gian tới bạn sẽ cần dùng đến để có thể chào hỏi thân thiện nhất với những người bạn gặp trong chuyến đi nước ngoài của mình.
Bạn đã biết cách nói "Xin chào!" khi đi du lịch nước ngoài chưa? - Ảnh: picseel
Ở Argentina, khi bạn gặp một người lần đầu tiên, phép lịch sự là đưa má phải của bạn chạm má phải người đó và tạo âm thanh như tiếng hôn má. Đừng lặp lại điều này trên má trái trừ khi người đó chủ động rướn người ra để làm điều đó trước. Nếu người đó là một nam giới, hãy nói “Encantado”, và nếu họ nữ thì nói “Encantada”.
Làm động tác hôn má khi chào hỏi ở Argentina - Ảnh: worldwithtj
Người dân ở Botswana thích nói xin chào với nhau trước khi tiếp tục nói về những thứ khác. Nếu bạn đang gặp gỡ một người đàn ông, hãy nói “dumela rra” (doo-MEH-lah-rah), và nếu bạn đang gặp gỡ một người phụ nữ, nói “dumela mma” (doo-MEH-lah-mah). Sau đó là thực hiện nghi thức bắt tay theo kiểu riêng của Botswana.
Bắt tay theo kiểu riêng của Botswana
Người Bedouin là một bộ lạc lớn dân du mục sống trên sa mạc, cũng là người Ả Rập và duy trì nền văn hóa rất riêng của họ. Theo họ, chà xát mũi với một người quen là cách duy nhất họ chào nhau đối với cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ thì thích làm như vậy sau bức màn hơn.
Bộ lạc người Bedouin - Ảnh: samslifeinjeddah
Đây là câu đầu tiên bạn sẽ nói khi học tiếng Trung Quốc. “Nin Hảo”, hoặc tôn trọng hơn là “Ni Hao” nghĩa là “Xin chào!”. Trong một số trường hợp khi gặp người lớn tuổi, người Trung Quốc còn quỳ xuống, chạm trán xuống đất để thể hiện sự tôn kính.
Nói "Nin Hảo" khi đến Trung Quốc - Ảnh: cnto
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ
Nói “Bonjour” với tất cả mọi người là một hình thức phổ biến của lời chào ở Pháp, bất kể bạn đang đi trên xe buýt, đi ăn hoặc thậm chí là đi ngoài đường. Một hành động phổ biến khác là hôn lên má, nhưng cũng có những khi người ta hôn bốn lần (hai lần trên má bên phải, hai lần trên má bên trái).
Hôn má khi chào hỏi ở Pháp - Ảnh: Simon Blackley
Người Eskimo (hay còn gọi là người Inuit) có một kiểu chào đặc biệt được gọi là Kunik. Một người Inuit sẽ đưa mũi và môi trên má hoặc trán đối phương và hít mùi của họ.
Chào hỏi khi đến Greenland - Ảnh: Wikimedia Commons
Ấn Độ chắp cả hai tay của họ với nhau và nói “Namaste” với nhau. Một hành động thể hiện lời chào là cúi xuống và chạm vào chân của người khác.
Tới Ấn Độ hãy nói "Namaste" - Ảnh: O''''''''''''''''SHI
Người Nhật cúi đầu khi họ đang nói “Ohayo” (xin chào) với nhau. Ngoài việc thể hiện văn hóa của họ, nó cũng là một hình thức thể hiện sự tôn trọng với các tiền bối và những người khác.
Chào hỏi kiểu Nhật - Ảnh: Rawpixel
Malaysia là một quốc gia đa văn hóa với đa số người dân sống kiểu truyền thống. Mặc dù thừa hưởng các nền văn hóa khác nhau nhưng người ta vẫn tuân theo kiểu chào hỏi chung. Đó là nhẹ nhàng chạm vào tay đối phương bằng cả hai tay và kéo tay về phía trung tâm. Trong khi đó, họ sử dụng từ “selamat” tùy thuộc vào thời gian trong ngày (ví dụ: “selamat pagi” có nghĩa là “Chào buổi sáng”.
Nói Selamat khi tới Malaysia - Ảnh: publishingperspectives
Điều đầu tiên người dân bộ lạc Maori làm để chào hỏi nhau là để thực hiện nghi thức Hongi. Điều này được thực hiện bằng cách nhấn vào trán và mũi đối phượng. Đây là hành động được thực hiện thể hiện sự tôn trọng dành cho nhau.
Chạm mũi và trán là cách chào nhau của người Maori - Ảnh: Wikimedia Commons
Micronesia gồm nhiều đảo liên kết với nhau. Mỗi hòn đảo có cách riêng để thực hiện nghi lễ khi chào hỏi mọi người. Tuy nhiên, các cư dân của Quần đảo Marshall thừa nhận sự hiện diện của nhau bằng cách nhướn lông mày của họ. Quả là thú vị phải không nào?
Đảo Micronesia - Ảnh: cnn
Tục chào hỏi ở Trung Đông là bắt tay và hôn má 2-3 lần, tuy nhiên chỉ thực hiện với người cùng giới. Còn thông thường, người ta làm cử chỉ Salaam: bàn tay phải đưa lên phía trên, trước tiên chạm vào ngực, rồi chạm vào trán, cuối cùng đưa lên cao và hướng ra, đồng thời gật đầu nhẹ.
Cách chào hỏi ở Trung Đông - Ảnh: voanews
Người trẻ Philippines sẽ cúi đầu trước người lớn, nắm lấy một bàn tay đối phương và đưa các đốt tay của họ chạm vào chán mình để tỏ lòng tôn kính và là một cách để nói “Kamusta” (xin chào). Đây là nghi thức chào hỏi có tên gọi Mano.
Nghi lễ Mano - Ảnh: Aaron Favila
Như một truyền thống nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, người Nga chào đón khách của họ với bánh mì và muối. Đây là nghi thức Kleb da sol. Người Nga tôn trọng bánh mì nhất trong số các loại thực phẩm, và muối có nghĩa là “tình bạn lâu dài” đối với bạn bè họ. Hãy nói “Zdravstvuyte” khi đến Nga.
Bắt tay khi nói xin chào ở Nga - Ảnh: Flazingo Photos
Khi nói “Aybowan” (xin chào) ở Sri Lanka, những người dân ở đây sẽ chắp tay của họ trước mặt các vị khách.
Cách chào hỏi ở Sri Lanka - Ảnh: srilankanbesttravels
Khá thú vị khi một lời chào lịch sự ở Tây Tạng là thè lưỡi ra, và điều đó không hề bị coi là thô lỗ!
Chào kiểu Tây Tạng - Ảnh: Kathy
Nếu đã đi trên chuyến bay của hãng hàng không Thai Airways hoặc đã thấy quảng cáo, bạn sẽ biết làm thế nào để chào hỏi theo kiểu của người Thái Lan. Đó là chắp tay trước ngực, hơi cúi đầu để ngón cái chạm cằm, các đầu ngón tay còn lại chạm trán và nói “Sawasdi Ka”.
Chào kiểu Thái Lan - Ảnh: Quinn Dombrowski
Xem thêm: Các tour du lịch Thái Lan giá rẻ
Nam giới Ukraine tháo găng tay của họ trước khi bắt tay với khách nam giới, còn đối với phụ nữ, một cách thể hiện lòng dũng cảm là hôn bàn tay của một người phụ nữ. Đàn ông không bắt tay của phụ nữ bởi vì nó không quy định trong truyền thống của họ.
Nói Dobrý Den khi tới Ukraine - Ảnh: picsfab
Ngày nay, người Mỹ bắt tay vào những dịp trang trọng và tất cả mọi người mỉm cười với nhau. Theo như truyền thống, họ chủ yếu là ôm nhau, nhưng có một cách khác đối với những người khác giới là bắt tay nhau. Nói xin chào ở Mỹ rất đơn giản: “Hey!” rất thân thiện.
Tới Mỹ chỉ việc nói "Hey" - Ảnh: apollorejser
Không có cách nào cụ thể để nói “Xin chào” bằng tiếng Zambia vì Zambia trực tiếp hỏi “Bạn có khỏe không?”, thay vào đó họ dùng từ “Bwanji”. Theo truyền thống, ở phía Tây và Tây Bắc, người ta còn vỗ tay của nhau và nhẹ nhàng bóp ngón tay cái.
"Bwanji" khi tới Zambia - Ảnh: plenia
20 cách chào hỏi trên đây liệu có giúp ích nhiều cho bạn trong tương lai. Hãy lên đường và tự mình kiểm chứng, sau đó làm phong phú thêm danh sách trên bằng những câu chào mới mẻ hơn bạn nhé!
Hoa Cát - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
Thú vị 20 cách nói 'Xin Chào' khi đi vòng quanh thế giới là danh sách các cách chào hỏi khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.
Danh sách này bao gồm 20 cách chào hỏi khác nhau.
Danh sách này bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Australia, New Zealand, Mỹ, Canada, Mexico, Brazil, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức và Anh.
Có những cách chào hỏi đặc biệt như "Namaste" ở Ấn Độ, "Sawadee" ở Thái Lan và "Kia ora" ở New Zealand.
Biết các cách chào hỏi này khi đi du lịch sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt hơn với người dân địa phương và tạo ra một ấn tượng tốt về bạn.
2 Thích