Mytour blogimg_logo
06/04/202314.4023

Tòa thánh Tây Ninh năm 2025

Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh được khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đều được hướng dẫn rất cụ thể. Việc còn lại của các đệ tử là quyên góp vật liệu rồi ra công thực hiện. Việc xây dựng bị tạm ngưng trong thời gian Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị người Pháp bắt và đày đi Madagascar (1941-1946).

 

Tòa thánh Tây Ninh

Tòa thánh Tây Ninh

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Tây Ninh

 

Cũng trong thời gian này hết người Nhật đến người Pháp thay phiên chiếm giữ Tòa Thánh. Đến khi người Pháp trả tự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì công việc lại được tiếp tục cho đến khi hoàn thành.

 

Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km², có hàng rào bao bọc xung quanh, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: Tòa Thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa Thánh dài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m. Phía trước Tòa Thánh, trên cao có hình Thiên nhãn - một con mắt tỏa hào quang, đây là biểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài (tượng kỳ lân đứng trên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (tượng các thiên tướng).

 

Tòa thánh Tây NinhMặt hông Tòa thánh
 
 

Bên trong gồm: - Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cột trụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ. - Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. - Phía trước gian chánh điện có 7 ghế chia làm tam cấp: cao nhất là ghế của Giáo Tông, tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp, cuối cùng là 3 ghế của 3 vị Đầu Sư. - Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3.072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3.000 thế giới. Trên thờ Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của đạo Cao Đài). 

 

Giờ lễ chính trong ngày vào 12 giờ trưa. Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là được xây dựng bằng bê-tông cốt tre.

 

Tòa thánh Tây NinhBên trong Tòa thánh
 

Theo kinh sách đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian. Ngoài ra, tại Tòa Thánh còn có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát Tòa Thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất và cũng dễ hiểu nhất có thể kể như: tượng Ông Thiện và Ông Ác, tượng Hộ Pháp...

 

Tòa thánh Tây NinhMặt sau Tòa thánh
 
 

Trong Tòa Thánh, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là tượng của ba trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế: Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Đặc biệt là tượng Hộ Pháp trong trang phục giáp cổ, ngồi trên ngai Thất Đầu Xà (ghế ngồi tượng hình rắn bảy đầu). Trên tường sau lưng tượng Hộ Pháp là hình vẽ một chữ “khí” rất lớn.

 

Các câu hỏi thường gặp
Tòa thánh Tây Ninh là gì?

- Tòa thánh Tây Ninh là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh, Miền Nam Việt Nam. Đây là nơi tôn giáo của đạo Cao Đài, một tôn giáo đặc trưng của Việt Nam.

Tòa thánh Tây Ninh có gì đặc biệt?

- Tòa thánh Tây Ninh được xây dựng theo kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách kiến trúc Châu Âu và Á Đông. Nơi đây còn là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo đặc sắc của đạo Cao Đài.

Lịch sử của Tòa thánh Tây Ninh ra sao?

- Tòa thánh Tây Ninh được xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1955. Đây là nơi tôn giáo của đạo Cao Đài, được sáng lập bởi Ngo Văn Chieu vào năm 1926 tại Tây Ninh.

Tòa thánh Tây Ninh có thể tham quan vào thời gian nào?

- Tòa thánh Tây Ninh mở cửa từ 7h sáng đến 6h chiều hàng ngày. Tuy nhiên, vào các ngày lễ tôn giáo của đạo Cao Đài, nơi đây sẽ mở cửa để du khách tham quan và tham gia các nghi lễ tôn giáo.

Làm thế nào để đến Tòa thánh Tây Ninh?

- Tòa thánh Tây Ninh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Du khách có thể đi bằng xe ô tô hoặc xe máy, hoặc đi bằng xe buýt từ các trạm xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh.

3 Thích

Đánh giá : 4.4 /191